Quyền Trần Minh Chọn Camera Analog hay Camera IP | Phân phối Camera Analog, Camera IP giá tốt

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Chọn Camera Analog hay Camera IP

Filled under:

Tiếp nối bài viết "Cách lựa chọn Camera phù hợp", hôm nay tôi xin tiếp tục với bài viết chọn camera analog hay camera ip

>> Cách Lựa Chọn Camera Phù Hợp

Việc lựa chọn Camera Analog hay Camera IP cũng là một lựa chọn khiến chúng ta phải đau đầu. Dùng loại nào tốt hơn, khi đọc xong bài viết này bạn có thể ra được quyết định cho mình.




Trước tiên tôi muốn các bạn biết Camera Analog là gì? và Camera IP là gì?

Về cơ bản Camera IPCamera analog có vẻ giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Cả hai đều sử dụng một cảm biến hình ảnh tương tự, đó có thể là CCD hoặc CMOS. Hầu như, tất cả các camera analog và camera IP đều có thể sử dụng một trong hai loại này. Đối với camera Analog, tín hiệu tương tự từ cảm biến sau đó được chuyển đổi sang hình thức kỹ thuật số bằng một chip chuyển đổi analog sang kỹ thuật số và tiếp tục xử lý bằng chip DSP tích hợp.

Điểm khác nhau chủ yếu giữa camera analog và camera IP chính là ở phương pháp tín hiệu hình ảnh được truyền tải và nơi hình ảnh được nén hoặc được mã hóa.

Dưới đây là bảng so sánh giữa Camera AnalogCamera IP 


Camera IP
Camera analog
Chất lượng hình ảnh
Camera IP có ưu điểm thu được hình ảnh với độ nét chất lượng megapixel cao
Camera analog không có khả năng tương thích với các tiêu chuẩn cao hơn NTSC/PAL (chuẩn NTSC/PAL hỗ trợ 25-30 khung hình/giây, 525 – 625 dòng quét/khung hình).
Hệ thống cáp
Một lợi thế của camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng sẵn có để truyền điện (PoE) phục vụ cho hệ thống camera. Điều này được tuân theo tiêu chuẩn TIA/EIA-568-B với giới hạn khoảng cách từ switch tới camera là 100m.
Camera analog sử dụng hệ thống cáp đồng trục khá cồng kềnh và cần phải có nguồn điện đi kèm.
Truyền tải hình ảnh
Lưu lượng tín hiệu IP cần lưu ý các vấn đề: băng thông, thay đổi tỉ lệ bit, kích thước file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ. Nếu mạng có vấn đề dù chỉ trong giây lát, hình ảnh sẽ bị gián đoạn hoặc kém chất lượng.
Lưu lượng tín hiệu analog không gặp bất cứ vấn đề gì về mạng hoặc rủi ro khi truyền tải. Băng thông hầu như không giới hạn. Đó là một kết nối bị động, tương tự như tín hiệu kết nối điện thoại analog, hình ảnh không bị ảnh hưởng hoặc nhiễu bởi các vấn đề bên ngoài hệ thống giám sát hình ảnh.
Bảo mật
Dữ liệu IP có thể được mã hóa và khó có thể biết được nội dung nếu bị đánh cắp.
Tín hiệu analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc xem bởi bất cứ ai có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng cáp. Tuy nhiên, vì toàn bộ hệ thống analog gần như miễn dịch được với virus và các loại phần mềm tấn công, nên nếu muốn lấy được thông tin hình ảnh, các hacker không có cách nào khác ngoài việc bắt buộc phải tiếp xúc vật lý với các thiết bị trong hệ thống.
Lắp đặt
Camera IP đòi hỏi một số kỹ năng mạng cơ bản cho việc lắp đặt ở quy mô nhỏ. Nhưng ở những quy mô lớn hơn như doanh nghiệp, việc lắp đặt camera IP yêu cầu người lắp đặt phải trang bị kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn.
Camera analog không đòi hỏi kiến thức về mạng và cấu hình, chỉ cần có nguồn điện, điểm đặt và tiêu điểm, việc lắp đặt có thể được thực hiện dễ dàng mà không cần quan tâm đến quy mô của hệ thống.
Độ tương thích
Camera IP cần một NVR để giao tiếp với từng camera cụ thể. Mỗi khi muốn lắp đặt một camera mới, bạn cần đảm bảo rằng NVR có hỗ trợ cho camera đó. Bởi vì NVR có thể chỉ hỗ trợ một số camera giới hạn của một nhà sản xuất cụ thể.
Ngày nay, chuẩn ONVIF đuợc sử dụng chung cho tất cả camera và đầu ghi hình, giúp NVR và Camera IP hỗ trợ lẩn nhau
Một DVR có thể chấp nhận bất kỳ camera anlog nào. Bạn sẽ không phải lo lắng bất kỳ vấn đề nào về độ tương thích khi cần thay đổi DVR hoặc camera.
Khả năng mở rộng
Một trong những ưu điểm của IP là nếu muốn thêm vào một camera IP mới, chỉ cần cắm vào bất kỳ kết nối mạng nào.
Tuy nhiên, khi muốn mở rộng hệ thống camera lên quy mô lớn cho các doanh nghiệp, cần phải có những thiết bị quản lý chuyên dụng và băng thông cần thiết.
Camera analog không đòi hỏi yêu cầu cao  về băng thông khi dữ liệu truyền giữa camera và thiết bị lưu trữ. Nên khi camera mới được lắp đặt - cắm trực tiếp vào DVR - sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng của bạn.
Giá cả
Camera IP có thể đắt hơn gấp 3 lần so với camera analog. Việc lắp đặt hệ thống cho camera IP có thể trở nên rất tốn kém bởi nó đòi hỏi phải có các switch và các thiết bị ngoại vi.
Camera analog có giá thấp hơn nhiều so với camera IP. Do không cần có các thiết bị ngoại vi và quản lý đi kèm, việc lắp đặt camera analog sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.
Từ các so sánh, có thể thấy các giải pháp camera quan sát dựa trên IP tốn kém hơn nhiều so với các hệ thống camera analog. Cài đặt camera IP cũng phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều yêu cầu quản lý bổ sung khi cần mở rộng. Tuy nhiên, khi xem xét về tổng thể, việc đầu tư cho giải pháp camera IP vẫn hiệu quả hơn vì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc thiết kế, vận hành, bảo trì bảo dưỡng trong suốt nhiều năm sau đó.
Hơn nữa, với những tiện ích phong phú và những ưu điểm về mặt kỹ thuật, giải pháp sử dụng camera IP còn là một lựa chọn đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghệ, đảm bảo không bị lạc hậu và có khả năng sử dụng được nhiều tiện ích hơn trong tương lai.


Chúng tôi là nhà phân phối camera chính hãng Camera IP Panasonic, Camera IP Ingrasys tại thị trường Việt Nam.

Nếu bạn có nhu cầu về camera hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể cũng như báo giá tốt nhất.

Hotline : 0978 327 061 (Quyền) - Email : quyen@anfa-security.com
ANFA Technology Co., Ltd.
Add: Golden Alliance Building, 2 Truong Quoc Dung Str., Ward.8, Phu Nhuan Dist., HCMC, Vietnam
Tel: (+84) 62 744 721; 62 744 722 - Fax: (+84) 38 953 957
Mob: (+84) 978 327 061
Skype: quyentranminh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét